Phẫu thuật cấy ghép tay tại Việt Nam: triển vọng và khó khăn
Hai ca ghép tay thành công tại Việt Nam Năm 2020 là một năm đặc biệt khi bệnh viện quân đội TW 108 tiến hành phẫu thuật thành công 2 ca ghép chi thể. Cả hai trường hợp này đều rất đặc biệt và là những trường hợp cấy ghép tay đầu tiên tại Đông Nam Á. Ca ghép tay từ người cho còn sống đầu tiên trên thế giới Anh Phạm Văn Vương bị cụt mất ⅓ tay trái do tai nạn lao động vào năm 2016 khi anh mới 27 tuổi. Việc bị mất tay từ khi còn trẻ đã khiến cuộc sống của anh bị đảo lộn và gặp nhiều khó khăn. Ngày 3/1/2020, bệnh viện Trung ương Quận đội 108 tiếp nhận một ca bệnh bị tai nạn lao động rất nặng. Phần cẳng tay đến sát nách của bệnh nhân bị đè ép và dù đã nỗ lực cứu chữa, các bác sĩ cũng không thể giữ lại được. Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ bắt buộc phải chỉ định cắt cụt cánh tay để bảo đảm tính mạng cho bệnh nhân. Đặc biệt, sau khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy phần chi thừa sau khi cắt cụt có thể sử dụng để ghép cho người bị mất tay ở vị trí tương ứng. Nhận được sự đồng thuận hiến tay của chính bệnh nhân và gia đình, các bác sĩ tại đây đã quyết định tiến hành thực hiện ca ghép tay đầu tiên tại Việt Nam và là ca ghép tay từ người cho còn sống đầu tiên trên thế giới. Trong đó, anh Vương chính là người may mắn được nhận bàn tay này nhờ các chỉ số sinh học tương thích. Trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài 8 giờ, anh Vương đã có một bàn tay mới. Ngay sau khi tỉnh dậy, anh đã có thể tự nhúc nhích được những ngón tay của bàn tay ghép. Hơn một tháng sau ca phẫu thuật, anh đã có thể dùng bàn tay mới để cầm nắm các đồ vật thô, nhẹ. Ca cấy ghép tay thành công đầu tiên tại Việt Nam (nguồn: tuoitre.vn) Ca ghép cùng lúc cả hai bàn tay được cho từ người chết não Tháng 11/2020, một người trẻ bị chết não đã hiến tặng phổi, gan, thận, tim và 2 cẳng bàn tay. Các bác sĩ của bệnh viện 108 đã ngay lập tức tiến hành ca ghép cùng lúc cả hai bàn tay cho một bệnh nhân 18 tuổi bị mất tay vào năm 2017. Trường hợp ghép tay này tương đối phức tạp bởi người cho và người nhận khác nhau về nhóm máu. Trong đó, người hiến mang nhóm máu O còn người nhận mang nhóm máu A. Mức độ thiếu khuyết chi của người nhận cũng nặng hơn, do đó, khối lượng chi thể cần ghép cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật cấy ghép tay đã diễn ra thuận lợi. Sau 3 tuần ghép cả đôi tay, bệnh nhân đã được ra viện để tập phục hồi chức năng. Theo các bác sĩ đánh giá, khả năng phục hồi của bệnh nhân có thể đạt tới 80-90% so với cánh tay ban đầu. Ca cấy ghép thành công cùng lúc hai cẳng bàn tay cho bệnh nhân 18 tuổi (nguồn: tuoitre.vn) Cấy ghép tay tại Việt Nam – triển vọng và những khó khăn Hai ca ghép tay thành công tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã mở ra những triển vọng tươi sáng cho những người không may bị mất đi cánh tay ở Việt Nam. Cũng tương tự như ghép tạng, ghép chi đem đến cơ hội bình phục hoàn toàn cho bệnh nhân, cả về mặt cảm giác, vận động và tính thẩm mỹ của bàn tay thật. Tuy nhiên, điều này cũng còn ẩn chứa nhiều khó khăn và thách thức. Trước hết, nguồn tay được hiến tặng để phục vụ cho việc cấy ghép tay là rất hiếm. Chính vì nguyên nhân này mà cho đến nay, y văn của toàn thế giới mới chỉ ghi nhận được 89 ca ghép chi thể và chủ yếu tại các nước phát triển. Đây là con số rất nhỏ so với số lượng người bị đoạn chi. Mặt khác, khi cấy ghép tay, người bệnh sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời. Điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh. Mặt khác, chi phí của những cuộc phẫu thuật cấy ghép chi là rất lớn. Chúng có thể là một gánh nặng về kinh tế cho gia đình bệnh nhân. Do đó, cấy ghép vẫn chỉ dừng lại ở mức độ triển vọng chứ chưa phải là phương pháp điều trị phổ biến và phù hợp với số đông. Bệnh nhân đầu tiên được ghép tay đã trở lại cuộc sống bình thường với bàn tay mới (nguồn: benhvien108.vn) Giải pháp nào tối ưu cho người bị đoạn chi tại Việt Nam? Mặc dù cấy ghép tay là một giải pháp tốt cho người bị đoạn chi nhưng với những khó khăn đang tồn tại, đây lại không phải là một lựa chọn tối ưu trong hiện tại. Thay vào đó, mang tay giả sẽ là phương án phù hợp hơn cả. Mang tay giả sẽ là phương án thực tế và kinh tế cho mọi gia đình (Nguồn ảnh: Vulcan Augmetics) Việc mang một thiết bị có chức năng tương tự như một cánh tay sẽ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động, giảm bớt các khó khăn trong cuộc sống và giải tỏa được gánh nặng về tâm lý. Đặc biệt, các loại tay giả trên thị trường hiện nay rất phong phú và đáp ứng được đa dạng nhu cầu sử dụng. Trong đó, một sản phẩm nổi bật có thể kể đến
Phẫu thuật cấy ghép tay tại Việt Nam: triển vọng và khó khăn Read More »