Ghi nhớ 5 điều này để thấu hiểu cảm xúc của người khuyết chi
Nội dung chính được khai thác từ bài viết gốc: Five Keys to Understanding the Emotional Impact of Upper Limb Loss thực hiện bởi tiến sỹ tâm lý học Suzi Phelps, đăng ngày 18 tháng 05 năm 2020. Từ hậu quả của tai nạn lao động không mong muốn, tai nạn trong nghĩa vụ quân sự, hay là bệnh tật. Nếu một ngày mất đi bộ phần nào của cơ thể, ắt hẳn đã cho bạn những trải nghiệm không mấy tốt đẹp. Nó làm cho cuộc sống của bạn giống như đứng lại một nhịp vậy. [Tác giả] Là một nhà tâm lý học và cũng đang là một người khuyết tật chân, tôi tin rằng việc mất đi một phần tay hay chân từng ít nhiều gây ra cảm xúc tiêu cực đến bạn. Buồn bã, áp lực, đau khổ về tương lai vô định, lo lắng về việc duy trì công ăn việc làm, chăm sóc con cái… – những suy nghĩ này vô cùng phổ biến, nhất là trong những tuần đầu tiên bị tai nạn. Dưới đây là 5 yếu tố để giúp bạn hiểu về ảnh hưởng tâm lý của người khuyết chi. Nắm được điều này, dù bạn là ai, người khuyết tật, hay người thân, bạn bè, hoặc chỉ là một người ghé ngang, đều có thể trở nên thấu đáo hơn trong các cuộc trò chuyện với nhau sau này. 1. Mất chi trên – vị trí dễ nhận ra trên cơ thể Những người mất chi dưới (bộ phận chân) có thể mặc quần dài để dễ dàng che phần chân thiếu với người khác. Nhưng những người khuyết tật tay sẽ rất khó che được. Nếu che không khéo, bạn dễ vô tình trở thành tâm điểm chú ý không mong muốn từ người khác. Vì vậy, người mất chi trên thường cần rất nhiều thời gian để chấp nhận hình hài mới của mình. Một xu hướng tích cực hiện nay là sự phổ biến của sản phẩm tay giả có hình dáng như tay thật và cũng có thêm chức năng cầm nắm. Thay vì lo sợ bị lộ điểm khuyết ở mỏm cụt, nhiều người đã lựa chọn dùng tay giả với ngoại hình thiết kế high-tech (công nghệ hiện đại) để tự tin khoe cá tính với chính phần cánh tay giả đó bên mình. Ý nghĩa nhân văn độc đáo đằng sau cánh tay giả dạng robot của Vulcan là: biến khiếm khuyết diện mạo thành một sự hoàn hảo, nơi thể hiện sự tự tin, yêu thương mọi đặc điểm của cơ thể mà không có sự che đậy. Tay giả của Vulcan vừa đáp ứng tính năng thẩm mỹ và chức năng thao tác, với nét nghĩa độc đáo. Vì vậy mà khách hàng của Vulcan luôn mang theo một năng lượng rất riêng trong các cuộc gặp gỡ ngoài xã hội. 2. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn/ chấn thương (PTSD) Ngoài đối mặt với lo âu và phiền muộn, người khuyết chi do tai nạn thường có biểu hiện rối loạn căng thẳng sau sang chấn hoặc chấn thương (post-traumatic stress disorder – PTSD). Một số ví dụ như là hoảng loạn và hồi tưởng giữa ban ngày, hay gặp ác mộng khó ngủ vào ban đêm. Nếu người quen của bạn đang trải qua hiện tượng này, bạn có thể tìm đến những chuyên viên cố vấn tâm lý uy tín hay bác sỹ để đề xuất phương pháp hỗ trợ họ vượt qua điều này. 3. Người nhà của người khuyết tật cũng bị ảnh hưởng tâm lý Khi một người trở nên khuyết chi, những người thân thiết với họ cũng trải qua buồn bã, lo âu, và đôi khi mang cảm giác mình có lỗi. Ví dụ như: vợ hoặc chồng của người khuyết chi mang thêm một loại áp lực mới khi trở thành người chăm sóc chính cho đối phương. Hay là khi bố mẹ có con khuyết chi, bố mẹ sẽ thường xem mất mát đó như chính mất mát của cơ thể mình. Họ sẽ tự quy trách nhiệm rằng đáng lẽ mình phải bảo vệ được con khỏi tai nạn, đồng thời cũng lo sợ điều đó xảy đến với những đứa con còn lại của mình. Đối mặt với chuyện có con gặp tai nạn khuyết chi, bố mẹ cũng chính là đối tượng bị ảnh hưởng tâm lý vô cùng khó khăn đến thế. Khác với chính người khuyết tật do tai nạn, biểu hiện lo âu tâm lý của người nhà thường ít khi thể hiện ra quá sớm, bởi người nhà luôn cố gắng cất giấu biểu hiện tiêu cực để động viên. Tuy nhiên, hãy coi đó là điều bình thường khi thấy cả gia đình đều bị ảnh hưởng tâm lý, đó là lẽ tự nhiên chứ không phải là yếu lòng, bạn nhé! Hãy tin tưởng vào việc đi trò chuyện với chuyên viên tư vấn tâm lý – đó là giải pháp uy tín và tốt nhất để cả gia đình chia sẻ cảm xúc cùng nhau, để rồi tiếp tục cuộc sống mới với tâm thế thoải mái hơn rất nhiều. Trong một buổi trò chuyện với Vulcan, anh Hiếu – người dùng tay giả Vulcan cười khì: “Hồi đó ba mẹ anh buồn quá trời. Mà anh thì chẳng thấy gì. Nguyên cơ thể mình chỉ mất có một cái tay chút thì có gì đâu mà buồn!” 4. Không phải ai cũng bị ảnh hưởng và cần liệu pháp chữa lành tâm lý Mặc dù ở trên nói về rất nhiều ảnh hưởng tâm lý, nhưng thực tế không phải ai cũng cần đến giải pháp của tham vấn hay trị liệu tâm lý. Có một số người đã tự vượt qua tiêu cực ở thời điểm sau này. Thường đó là nhờ vòng tròn gia đình, bạn
Ghi nhớ 5 điều này để thấu hiểu cảm xúc của người khuyết chi Read More »