Bí Quyết Phục Hồi Nhanh Sau Phẫu Thuật Cắt Cụt Chi

Share :

Phẫu thuật cắt cụt chi có sức ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh, không chỉ là sức khỏe mà cả tinh thần. Người bệnh rất dễ bị suy sụp sau phẫu thuật khi nhận ra mình bị mất đi một phần cơ thể. Vậy nên việc tìm ra các phương pháp phục hồi nhanh sau phẫu thuật là điều cực kỳ cần thiết. Hiểu được tầm quan trọng đó, Vulcan sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về mỏm cụt và các bí quyết phục hồi nhanh qua bài viết sau đây.

1. Sơ lược về mỏm cụt

Phẫu thuật cắt cụt chi là việc cắt bỏ chi do chấn thương nghiêm trọng hoặc bệnh nội khoa. Đây là một biện pháp phẫu thuật được dùng để kiểm soát cơn đau hoặc quá trình bệnh mà chi bị ảnh hưởng, chẳng hạn như ung thư hoặc hoại tử.

1.1 Mỏm cụt là gì?

Mỏm cụt hoặc đoạn chi là phần còn lại của một chi sau khi phẫu thuật cắt cụt.

  • Các tầm mức đoạn chi (mỏm cụt) ở tay:

– Bàn tay, cổ tay, tháo khớp các ngón.

– Cắt cụt cẳng tay: mỏm cụt lý tưởng là 1/3 giữa và 1/3 dưới.

– Tháo khớp khuỷu.

– Cắt cụt cánh tay: lý tưởng là 1/3 giữa và 1/3 trên.

– Tháo khớp vai.

  • Các tầm mức đoạn chi (mỏm cụt) ở chân:

– Cắt cụt bàn chân: cắt cụt ngang bàn chân hoặc cắt cụt khối xương cổ

chân, tháo khớp cổ chân.

– Cẳng chân: mỏm cụt lý tưởng nằm giữa 1/3 trên và 1/3 giữa. Dài khoảng 15 cm từ khớp gối.

– Khớp gối: tháo khớp gối, việc đi chân giả khó do mỏm cụt quá dài.

– Ở đùi: mỏm cụt lý tưởng dài 25-30cm.

– Khớp háng: tháo khớp háng.

1.2 Phẫu thuật cắt cụt chi ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Phẫu thuật cắt cụt chi là một chấn thương lớn gây ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và làm thay đổi toàn bộ cuộc sống.

Về tinh thần, bạn có thể phải trải qua một số hoàn cảnh mà mình chưa quen hoặc chưa kiểm soát được. Nhiều người còn cảm thấy tuyệt vọng và bất mãn, chưa thể chấp nhận sự thật. Tình trạng này ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau vậy nên cần có phương pháp riêng để phù hợp với từng thể trạng.

Về thể chất, có một vài biến chứng thứ phát sau phẫu thuật cắt cụt chi mà bạn nên biết:

  • Đau: Do sẹo mổ tỳ vào thần kinh hoặc đau “chi ma”, đó là khi cảm thấy đau ở phía dưới đoạn chi, phần đã bị cắt bỏ. Nên khắc phục tình trạng này bằng cách điều trị tâm lý, chẳng hạn như trao đổi trực tiếp với bác sĩ, gặp gỡ những người chung hoàn cảnh để trò chuyện, tinh thần của bạn sẽ được thoải mái hơn, từ đó cảm giác về chi ma sẽ không còn nữa.

Xem thêm: Chăm Sóc Mỏm Cụt Như Thế Nào Để Có Thể Đeo Tay Giả?

Nguyen-nhan
  • Chảy máu mỏm cụt: Do va đập hoặc tụt chỉ, chảy máu đầu xương hoặc do cầm máu không kỹ. Để khắc phục có thể băng ép hoặc xem xét mổ lại.
  • Viêm tủy xương: Là bệnh nhiễm khuẩn xương, tủy xương và mô mềm xung quanh. Do vi khuẩn từ máu trong cơ thể xâm nhập vào xương sau khi xương bị gãy,… Trường hợp này cần khắc phục bằng phương pháp điều trị bảo tồn, dùng kháng sinh hoặc phẫu thuật.
  • Áp xe cơ: Là tình trạng nhiễm trùng ở da, đặc điểm nhận biết là có khối mềm trên da màu hồng hoặc đỏ đậm sưng lên, bên trong khối áp xe có mủ. Cần điều trị bằng kháng sinh, trích rạch dẫn lưu mủ và chăm sóc tại chỗ vết thương.
  • Viêm da quanh mỏm cụt: Có thể do dị ứng của da với băng hoặc với thuốc bôi trên mỏm cụt, cũng có thể do nhiệt độ cao gây phồng rộp hay do vệ sinh mỏm cụt kém.
  • Nhọt sâu trong mô mềm: Là các cụm nhọt tập trung với nhau dưới da, gây hóa mủ sâu hơn. Với tình trạng này cần điều trị bằng kháng sinh hoặc nạo vét ổ viêm.
  • Mất cảm giác: Nguyên nhân do tổ chức ở vùng mỏm cụt bị giập nát, nếu vùng da mất cảm giác rộng thì phải cắt lại chi ở đoạn cao hơn. Nếu vùng da ở cảm giác hẹp thì phải làm vỏ chi giả cẩn thận cho thích hợp.
  • Khó khăn khác như hạn chế trong việc sinh hoạt hằng ngày, mỏm cụt nếu không được vận động và đặt ở tư thế đúng thì có thể bị co rút và biến dạng. Cắt cụt chi còn ảnh hưởng đến tâm lý, học hành và đặc biệt là việc làm.

2. Phương pháp chăm sóc mỏm cụt

Để giúp chóng liền da vết mổ, làm thon chắc và duy trì sức mạnh của mỏm cụt cũng như đề phòng những biến chứng trong thời gian đợi mỏm cụt lành hoàn toàn và lắp chi giả, bạn cần tiến hành những phương pháp sau:

  • Rửa mỏm cụt hằng ngày bằng nước muối ấm hoặc xà phòng dịu nhẹ hai lần một ngày, để làm mềm da và giảm đau nhức. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu thấy da bị đóng vảy hoặc chưa lành.
  • Luôn giữ mỏm cụt thật khô thoáng, lau bằng khăn sạch và thoa vaseline cho mềm da.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng mỏm cụt để máu lưu thông, phá vỡ kết dính của da với tổ chức bên dưới. Giảm bớt tê, đau ở mỏm cụt.
  • Băng mỏm cụt bằng băng chun giãn (elastic), mục đích nhằm giảm phù nề, săn chắc mô, gia tăng sự lưu thông tĩnh mạch và tạo hình dáng nhất định cho mô mềm để thuận tiện hơn trong việc làm chân tay giả sau này. Tránh băng ngang mỏm cụt, nên băng xiên hoặc chéo.
Theo dõi những thay đổi bất

Theo dõi những thay đổi bất thường trên bề mặt da như sưng đỏ, lở, loét, ngứa, đặc biệt kiểm soát dọc theo vết mổ trên góc mỏm cụt đầu xương.

  • Kiểm tra vết trầy xước trên da hằng ngày. Bạn có thể dùng gương hoặc nhờ người khác kiểm tra giúp. Nếu da bị trầy cần phải băng bó và tìm nguyên nhân khắc phục.
  • Mang vớ sạch hằng ngày, thay vớ khi cần và giặt vớ sau khi sử dụng.
  • Tập cử động mỏm cụt theo tầm vận động của khớp để tránh cứng khớp và biến dạng khớp sau này.

3. Các biện pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề nghị bạn đến gặp đội ngũ chuyên viên phục hồi chức năng để bắt đầu tập luyện trong thời gian sớm nhất.

Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập hàng ngày cho mỏm cụt, cách chăm sóc vết thương, sẹo và da mỏm cụt, cách phục hồi cơ, khớp của phần chi còn lại cũng như duy trì các chức năng, sức mạnh của chân tay khỏe.

3.1 Với chi trên

Việc chăm sóc sẽ ít khó khăn hơn so với phẫu thuật chi dưới, bạn chỉ cần nằm tại giường.

  • Từ những ngày đầu tiên, bạn hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất.
  • Bạn nên tập thở sâu, ho và gồng các cơ ở mỏm cụt. Giữ tư thế đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt cho vùng cổ và đai vai. Kê cao mỏm cụt lên trên một cái gối.
  • Luôn vệ sinh mỏm cụt thường xuyên, băng chặt mỏm cụt và giữ nguyên cho đến khi thay băng hoặc tháo chỉ.
  • Những ngày sau đó, bạn cần chủ động tập cử động đung đưa mỏm cụt trong biên độ dễ chịu. Tập kiểm soát tư thế đứng thẳng và duy trì thăng bằng kèm xoay thân người trong khi đi, do sau khi phẫu thuật chi trên, bạn có khuynh hướng nghiêng về phía bị tổn thương nên thân người trở nên cứng đờ dẫn đến mất cảm giác thăng bằng.
  • Từ ngày thứ 7 trở đi, bạn nên tập mạnh mỏm cụt với lực kháng bằng tay như sử dụng dụng cụ, dây băng kéo, hệ thống ròng rọc,…
  • Tư thế nằm sấp rất hữu ích cho mẫu vận động đề kháng ở đầu và cổ, khuyến khích cử động đai vai, các cơ vùng cánh tay (mỏm cụt dưới khuỷu) giúp mỏm cụt làm quen dần với việc chịu áp lực.
  • Luyện tập phản ứng thăng bằng trong các tư thế như nằm, ngồi, đứng… bằng các dụng cụ thăng bằng. Khuyến khích bạn cố gắng thực hiện những cách đi khác nhau như: chạy tại chỗ, chạy chậm, chạy bình thường…
  • Tập sử dụng mỏm cụt càng sớm càng tốt với dụng cụ trợ giúp trong các hoạt động chức năng hàng ngày như: ăn uống, thay quần áo, tắm rửa,…
  • Uống thuốc đầy đủ, đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Và thông báo ngay khi có những cơn đau bất thường.

3.2 Với chi dưới

  • Cũng giống như cắt cụt chi trên, bạn hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất.
  • Tập gồng các cơ của mỏm cụt như cơ mông lớn, cơ đùi và khép đùi.
  • Giữ tư thế đúng trong mọi trường hợp, 24h sau phẫu thuật tuyệt đối không được kê gối dưới khúc cụt.
  • Hãy vệ sinh mỏm cụt thường xuyên. Xoa bóp mỏm cụt thật nhẹ nhàng, sử dụng nước muối ấm và kem dưỡng ẩm để làm mềm da.
  • Tập dịch chuyển trên giường: Động tác ưỡn người, lăn nghiêng, ngồi lên sớm và chống dậy bằng hai tay với mỏm cụt giữ ở tư thế duỗi.
  • Tập di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại, cố gắng bảo vệ mỏm cụt không bị va chạm.
  • Từ ngày thứ 7 trở đi, đây là thời gian mỏm cụt đã dần lành, bạn nên tập mạnh mỏm cụt với lực kháng bằng tay đặc biệt là rèn luyện nhóm cơ duỗi, khép, xoay trong và dạng mỏm cụt hoặc tập bằng dụng cụ. Tập cho mỏm cụt quen dần để chuẩn bị sử dụng chân giả.
  • Tập hoạt động chức năng toàn thân: Đây là khi bạn đã được lắp chi giả, cần tập luyện để phục hồi chức năng di chuyển như: tập đứng trong thanh song song, cố gắng bước đi chầm chậm với chân giả, luận phiên dồn trọng lượng lên cả 2 chân. Hay tập đi ngang theo 1 thanh song song, tập đứng dậy ngồi xuống hoặc cúi người về phía trước,…
Đây cũng là

Uống thuốc đầy đủ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo ngay khi có những cơn đau bất thường.

4. Chăm sóc tinh thần sau phẫu thuật cắt cụt chi

Không chỉ riêng gì thể chất, trải qua cuộc phẫu thuật cắt cụt chi, tinh thần của bạn chắc chắn cũng bị ảnh hưởng. Có rất nhiều người cảm thấy mất mát sau khi đoạn chi và rơi vào trạng thái đau buồn, phẫn uất, sốc hoặc thậm chí là tức giận. Bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, tự cảm thấy tự ti vì ngoại hình khiếm khuyết hoặc mặc cảm vì phải dựa dẫm vào người khác.

Hầu hết các bệnh nhân khi trải qua cuộc phẫu thuật đều chung cảm giác đó, tuy nhiên điều đáng tự hào là tất cả mọi người đều có thể vượt qua. Những lúc khó khăn như vậy, người thân là chỗ dựa tinh thần lớn nhất, đừng ngần ngại mà chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với người thân, họ sẽ ở bên lắng nghe, đưa ra những lời khuyên và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia vào các hội nhóm dành cho những người không may mắn mất tay chân và Vulcan cũng có một cộng đồng như thế, ở đó có những con người phi thường, họ đã dũng cảm vượt qua giai đoạn khó khăn và rất vui vẻ với cuộc sống hiện tại. Đó chính là những người hiểu bạn nhất bởi họ cũng từng trải qua cảm xúc như bạn.

Voi-slogan-Linh-hoat-hon-cung-Vulcanwebp

Bạn có thể trò chuyện, chia sẻ câu chuyện của mình, tất cả mọi người đều sẽ lắng nghe và giúp đỡ, những điều này sẽ khiến cảm xúc của bạn tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ tâm lý để cải thiện tình trạng của mình.

Vì vậy đừng lo lắng mà hãy giữ tinh thần thoải mái nhất có thể để vết thương nhanh chóng lành. Việc mất đi chân – tay không quyết định bạn là ai, bạn vẫn có những giá trị riêng, đẹp đẽ và tỏa sáng rạng ngời.

5. Sau phẫu thuật cắt cụt chi nên ăn gì để nhanh lành?

Không chỉ cần các biện pháp trị liệu vật lý hay giữ tinh thần thoải mái mà ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là cách hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe sau phẫu thuật.

Bởi vì cắt cụt chi là loại phẫu thuật liên quan đến xương khớp nên bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa các vi chất như: canxi, kẽm, magie, vitamin B6, B12,… có trong sữa, cá hồi, chuối, rau xanh, ngũ cốc, trứng,… Tuy nhiên nếu không muốn bị để lại sẹo quá lớn và lồi da, bạn nên kiêng hải sản, rau muống và thịt bò.

Nên bổ sung thêm các thực phẩm chức năng khác và uống thật nhiều nước nhé!

6. Dấu hiệu nào cho biết bạn nên gặp bác sĩ ?

Đây là khi bạn mỏm cụt của bạn có những biến chứng bất thường như đau nhức quá mức, mất cảm giác, mỏm cụt bị chảy máu, xuất hiện hiện tượng áp xe cơ mưng mủ, đau nhức hoặc mẩn đỏ quanh mỏm cụt, hay cụ thể hơn như phần 1.2 Vulcan có đề cập trong bài viết này.

Khi xuất hiện những dấu hiệu đó, bạn cần ngay lập tức báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng của mình, đến các cơ sở ý tế để thăm khám và chẩn đoán lại chính xác nguyên nhân từ đó tìm giải pháp khắc phục.

Và không ai muốn phải chịu đựng những biến chứng đó vậy nên hãy cố gắng chăm sóc thật kỹ mỏm cụt, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, uống thuốc điều độ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cắt cụt chi là một chấn thương lớn gây ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần, làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của bất cứ ai phải hứng chịu nó. Bạn sẽ phải tập làm quen với những khó khăn và thử thách trong từng hoạt động của cuộc sống hằng ngày.

Tuy nhiên, bạn sẽ không phải chịu đựng một mình, Vulcan luôn ở đây để lắng nghe, chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn vững bước hơn trong hành trình chinh phục những khó khăn.

Xem thêm: Thông tin cần thiết cho người sử dụng tay giả dưới khuỷu

Còn rất nhiều điều linh hoạt khác mà Vulcan sẽ đem thông tin bổ ích đến bạn. Hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Mọi nhu cầu tư vấn về các trung tâm chỉnh hình và thị trường tay giả nói chung tại Việt Nam, hãy liên lạc với Zalo 03 38 38 0737.

Đội ngũ Vulcan Augmetics luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình tìm giải pháp cánh tay

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

one × four =