Một số biến chứng sau cắt cụt chi cần chú ý

Share :

Trong rất nhiều trường hợp chấn thương, bệnh lý, cắt cụt chi là điều cần thiết để người bệnh duy trì sự sống, ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng, giảm đau và thúc đẩy khả năng vận động trở lại. Giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào, cắt cụt chi cũng có nguy cơ biến chứng. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng do cắt cụt chi, chẳng hạn như tuổi tác, loại cắt cụt chi mà bạn thực hiện và sức khỏe tổng thể của bạn. Nguy cơ biến chứng nghiêm trọng trong cắt cụt chi đã lên kế hoạch thấp hơn so với cắt cụt chi khẩn cấp.

1. Hội chứng đau chi ảo sau khi cắt cụt chi

1.1. Triệu chứng

Cảm giác chân tay ảo và cơn đau ảo gần như là những biến chứng phổ biến ở những người trải qua phẫu thuật cắt cụt chi. Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được phát hiện rõ ràng. Nhưng các nhà khoa học cho rằng, sau khi cắt cụt chi, các kết nối thần kinh vẫn còn lại trong tủy sống. Và não sẽ “nhớ” bộ phận cơ thể đã bị mất đó. Điều này có thể gây ra cảm giác não thuyết phục rằng chi đã mất vẫn ở đó. Điều này được gọi là hội chứng chân tay ảo. Hoặc có thể gây ra những cơn đau dữ dội. Được gọi là hội chứng đau chi ảo. Những triệu chứng này có thể kéo dài rất lâu và mang lại cảm giác đau đớn cả về thể chất và tinh thần cho người đoạn chi.

Triệu chứng

Mô phỏng về hội chứng “Đau chi ảo”

1.2. Điều trị

Những biến chứng sau cắt cụt chi này thường sẽ cải thiện theo thời gian, nhưng có các phương pháp điều trị để giúp giảm các triệu chứng, bao gồm:

1.2.1. Sử dụng thuốc

Bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (Theo sự chỉ định của bác sĩ)
  • Thuốc chống co giật (Theo sự chỉ định của bác sĩ)
  • Thuốc chống trầm cảm (Theo sự chỉ định của bác sĩ)
  • Tiêm corticosteroid hoặc gây tê cục bộ (Theo sự chỉ định của bác sĩ)

1.2.2. Các biện pháp tự giúp đỡ và liệu pháp bổ sung

Thông qua các kỹ thuật không xâm lấn có thể giúp giảm đau ở một số người. Chúng bao gồm:

  • Điều chỉnh cách khớp giả của bạn để làm cho nó thoải mái hơn
  • Xoa bóp để tăng lưu thông và kích thích cơ bắp
  • Châm cứu được cho là có tác dụng kích thích hệ thần kinh và giảm đau
  • Kích thích dây thần kinh điện xuyên da (TENS), sử dụng một thiết bị nhỏ chạy bằng pin để truyền xung điện đến vùng bị ảnh hưởng trên cơ thể bạn, nhằm chặn hoặc giảm tín hiệu đau
Các biện pháp tự giúp đỡ và liệu pháp bổ sung

1.2.3. Liệu pháp hình ảnh tinh thần

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tưởng tượng việc sử dụng phần chi bị cắt cụt của họ sẽ giảm các triệu chứng đau. Điều này có thể có liên quan đến lý thuyết về cơn đau chi ảo. Các nhà nghiên cứu cho rằng bộ não có vẻ sẽ nhận được phản hồi từ một chi bị cắt cụt và những bài tập tinh thần này có thể cung cấp một sự thay thế hiệu quả cho phản hồi bị thiếu này.

Một kỹ thuật khác, được gọi là phản hồi trực quan qua gương, liên quan đến việc sử dụng gương để tạo ra hình ảnh phản chiếu của chi còn lại. Một số người thấy rằng tập thể dục và di chuyển chỉ còn lại giúp giảm cơn đau ảo.

1.2.4. Phẫu thuật

Bác sĩ chuyên khoa có thể cần phẫu thuật thêm để khắc phục các vấn đề phát triển hoặc giúp giảm đau. Sau đó, các thủ thuật thần kinh cũng có thể được thực hiện nếu tình trạng đau của bệnh nhân vẫn còn nghiêm trọng.

Việc mất một chi có thể có tác động tâm lý đáng kể. Nhiều người bị cắt cụt chi cho biết họ có những cảm xúc như đau buồn và mất mát, tương tự như trải qua cái chết của một người thân yêu.

2. Biến chứng trầm cảm sau cắt cụt chi

2.1. Nguyên nhân

Bị cắt cụt chi có thể có tác động tâm lý đáng kể vì 3 lý do chính:

  • Bạn phải đối mặt với việc mất cảm giác từ chi bị cắt cụt
  • Bạn phải đương đầu với việc mất chức năng từ chi bị cắt cụt
  • Cảm nhận về hình ảnh cơ thể của chính bạn và nhận thức của người khác về hình ảnh cơ thể của bạn đã thay đổi
Nguyên nhân

Đau chi ma có thể khiến cho người bệnh bị trầm cảm

Suy nghĩ và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực là biến chứng tâm lý phổ biến sau khi cắt cụt chi. Điều này đặc biệt đúng với những người bị cắt cụt chi khẩn cấp vì họ không có thời gian chuẩn bị tinh thần cho những tác động của phẫu thuật. Theo nghiên cứu, những người bị cắt cụt chi do chấn thương (đặc biệt là các người từng tham gia lực lượng vũ trang) có nguy cơ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) cao hơn những nhóm đối tượng khác. Điều này kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ trầm cảm.

2.2. Điều trị

Để loại bỏ biến chứng này, điều quan trọng làm bạn cần nói chuyện với nhóm chăm sóc về suy nghĩ và cảm xúc của bạn, đặc biệt nếu bạn đang cảm thấy chán nản hoặc muốn tự tử. Bạn có thể cần điều trị bổ sung, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm hoặc hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý, để cải thiện khả năng đối phó sau khi bị cắt cụt chi.

Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm các phương pháp tự chữa lành tâm lý như thiền tập, sống chan hòa cùng thiên nhiên, tiếp xúc nhiều hơn với các đối tượng có năng lượng tích cực…

3. Nguy cơ té ngã sau khi cắt cụt chi

3.1. Nguyên nhân

Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, những bệnh nhân bị mất một bàn chân hoặc một chân có nguy cơ bị ngã rất cao. Điều này đặc biệt dễ xảy ra nếu họ cố gắng ra khỏi giường vào ban đêm và quên rằng việc cắt cụt chi đã xảy ra. Những cú ngã này có thể nghiêm trọng và có thể gây thêm tổn thương cho vị trí phẫu thuật cần được chăm sóc thêm – người bệnh có thể là phải phẫu thuật nhiều hơn.

Người dùng tay giả điện chức năng Vulcan

3.2. Điều trị

Đặt khung tập đi hoặc xe lăn bên cạnh giường có thể nhắc nhở bạn không cố gắng đứng và đi lại mà không có sự trợ giúp.

Bên cạnh đó, liệu pháp phục hồi chức năng và các bài tập được thực hiện khi nhìn vào gương có thể giúp bệnh nhân thích nghi với việc mất chi và tránh bị ngã.

Như vậy, trên đây là tổng hợp một số biến chứng sau cắt cụt chi mà những người đoạn chi cần lưu ý. Để thích nghi dễ dàng hơn với cuộc sống hậu phẫu thuật, việc sử dụng tay chân giả và lựa chọn các loại tay giả phù hợp là một phương án đáng cân nhắc. Bạn có thể tham khảo về thương hiệu Vulcan cùng cánh tay giả điện chức năng cung cấp cho bạn đầy đủ chức năng cơ bản của bàn tay để thực hiện các hoạt động hằng ngày như lái xe, vệ sinh cá nhân, nấu nướng, chăm sóc nhà cửa,…một cách linh hoạt.

Xem thêm: Chăm Sóc Mỏm Cụt Như Thế Nào Để Có Thể Đeo Tay Giả?

Đăng ký tư vấn tay chân giả MIỄN PHÍ và TẬN TÂM bởi Vulcan Augmetics tại đây

Mọi nhu cầu tư vấn về các trung tâm chỉnh hình và thị trường tay giả nói chung tại Việt Nam, hãy liên lạc với hotline hoặc Zalo 03 38 38 0737,

truy cập vào Fanpage: https://www.facebook.com/vulcanaugmetics.

Đội ngũ Vulcan Augmetics luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình tìm giải pháp cánh tay phù hợp với nhu cầu của mình.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

13 − 4 =